Thông tin thuốc Buscopan
Thuốc Buscopan được chỉ định phổ biến trong điều trị giảm co thắt đường tiêu hóa, đường tiết niệu-sinh dục. Việc tìm hiểu cụ thể các thông tin về thuốc sẽ giúp việc áp dụng chữa trị phát huy hiệu quả, đảm bảo an toàn, tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là những Tư vấn thuốc Buscopan: Công dụng, liều dùng, giá bán hiện nay
1. THUỐC BUSCOPAN: THÀNH PHẦN, TÁC DỤNG, CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ
Thuốc Buscopan là loại thuốc giãn cơ, giảm co thắt thông dụng, được sản xuất tại Việt Nam và cho phép lưu hành tại các bệnh viện, phòng khám và nhà thuốc uy tín.
1.1 Thông tin chung về thuốc Buscopan
+ Phân nhóm: Thuốc chống co thắt
+ Hoạt chất: Hyoscine butylbromide
+ Tên biệt dược: Buscopan
+ Dạng bào chế:
• Buscopan 20 mg/ml dạng tiêm truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp
• Buscopan 10 mg dạng viên nén, dùng đường uống
1.2 Tác dụng thuốc Buscopan
Thuốc Buscopan có tác dụng trong làm giảm các cơn co thắt của đường tiêu hóa, tiết niệu-sinh dục để từ đó cải thiện hội chứng kích thích ruột, giảm các cơn đau co thắt. Ngoài ra, hoạt chất hyoscine còn có tác dụng làm giãn đồng tử…
Thời gian phát huy tác dụng của thuốc Buscopan tương đối nhanh, khoảng trong vòng 15 phút đối với thuốc đường uống và thuốc đường tiêm truyền thì thời gian khởi phát tác dụng ngắn hơn.
1.3 Chỉ định thuốc Buscopan (hyoscine)
Theo thông tin từ nhà sản xuất thì thuốc Buscopan được chỉ định sử dụng trong các trường hợp:
+ Co thắt đường tiêu hóa, dạ dày bao gồm các triệu chứng liên quan tới hội chứng ruột kích thích
+ Co thắt tại thận và rối loạn vận động đường mật
+ Co thắt cấp tính bàng quang hay hệ tiết niệu
+ Hỗ trợ trong quá trình chẩn đoán và điều trị khi có vấn đề về co thắt như nội soi dạ dày và chụp X-quang.
** Ngoài ra, mốt số tác dụng khác của thuốc chưa được liệt kê đầy đủ. Bệnh nhân sử dụng thuốc này để điều trị bệnh lý khi có sử định (toa thuốc) từ bác sĩ.
1.4 Chống chỉ định sử dụng thuốc
Thuốc Buscopan được khuyến cáo không nên sử dụng trong các trường hợp/đối tượng bệnh nhân sau đây:
+ Bệnh nhân có tiền sử bị nhược cơ
+ Có biểu hiện tim đập nhanh
+ Bệnh nhân bị hẹp cơ học đường tiêu hóa (hẹp ruột)
+ Bệnh nhân bị phình ruột kết
+ Phì đại tiền luyệt tuyến và kèm ứ nước tiểu
+ Mắc glaucoma góc hẹp nhưng không được điều trị
+ Bệnh nhân dị ứng hoặc quá mẫn đối với hyoscine-N-butylbromide hoặc với bất kì thành phần nào có trong thuốc.
1.5 Những đối tượng cần lưu ý khi dùng thuốc
+ Trẻ em: Dùng theo đơn bác sĩ và cần sự giám sát chặt chữ của người lớn, tuân thủ đúng liều lượng quy định.
+ Phụ nữ có thai: Hạn chế sử dụng trừ khi thật sự cần thiết, cân nhắc lợi ích nhiều hơn nguy cơ.
+ Đối với bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông: Không sử dụng thuốc Buscopan tiêm bắp bởi nguy cơ xuất hiện tụ máu trong cơ rất cao. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng bác sĩ có thể cân nhắc tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da cho bệnh nhân.
+ Đối với người tiền sử có bệnh lý khác: Tim mạch, suy gan, suy dinh dưỡng, tắc ruột,… có thể gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.
2. HƯỚNG DẪN CÁCH DÙNG & LIỀU DÙNG BUSCOPAN AN TOÀN
Để đạt được hiệu quả và an toàn cho quá trình sử dụng, bệnh nhân cần đi khám, tuân chỉ theo hướng dẫn từ bác sĩ. Cụ thể về liều lượng, cách dùng tham khảo như sau:
2.1 Liều lượng khi dùng thuốc Buscopan
♦ Đối với thuốc tiêm:
+ Người lớn và thanh thiếu niên > 12 tuổi: Tiêm 1-2 ống Buscopan (20mg/lần – 40mg/ngày chia 2 lần). Có thể được tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch chậm, tiêm bắp. Liều tối đa là 100 mg/ngày.
+ Đối với trẻ em: Với tình trạng nghiêm trọng: 0,3 – 0,6 mg/ kg. Có thể tiêm tĩnh mạch chậm, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da nhiều lần mỗi ngày. Liều tối đa không vượt quá 1,5 mg/kg/ngày
♦ Đối với thuốc viên
+ Người lớn và thanh thiếu niên >12 tuổi: Dùng 1 – 2 viên Buscopan 10 mg/lần. Và có thể chia nhỏ dùng từ 3 đến 5 lần/ngày. Tổng liều tối đa là 6 viên/ngày.
+ Đối với trẻ em > 6 tuổi: Sử dụng thuốc 1 viên/ lần, và có thể sử dụng tối đa là 3 lần/ngày
2.2. Cách dùng thuốc Buscopan
♦ Đối với thuốc viên: Khi dùng thuốc nên uống với lượng nước lọc vừa đủ, không bẻ hay nghiền thuốc (nếu không được bác sĩ cho phép); có thể dùng thuốc trước hoặc sau bữa ăn đều được, tốt nhất là cố định vào một khung thời gian trong ngày. Lưu ý là không dùng chung với bia, rượu, nước ép hoa quả, sữa…
♦ Đối với thuốc tiêm: Tùy vào đối tượng và tình trạng bệnh thì chuyên viên y tế sẽ thực hiện tiêm truyền cho người bệnh, có thể là tiêm dưới da, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch…
2.3 Cách xử lý khi dùng thuốc quá liều hoặc thiếu liều
♦ Trong trường hợp dùng quá liều: Nếu sử dụng Buscopan quá liều lượng có thể gây kháng cholinergic. Bạn có thể đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý hoặc gọi 115 – cấp cứu để được hướng dẫn. Bên cạnh đó, hãy thông báo cho bác sĩ những loại thuốc đang sử dụng kết hợp (kể cả thuốc kê toa và không kê toa)
♦ Trong trường hợp quên liều: Nếu bạn quên 1 liều, hãy uống ngay ra khi nhớ càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu thời gian sử dụng giữa 2 liều quá gần nhau, hãy bỏ qua liều quên và sử dụng liều tiếp theo như chỉ định. Tuyệt đối không được dùng gấp đôi liều.
Post a Comment